Hệ thống cấp thoát nước trong nhà khá quan trong, để có thể thi công thiết kế đường cấp thoát nước đúng tiêu chuẩn về kĩ thuật thì bạn cần phải có sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng
Với tài liệu dưới đây, thongcaucongdanang.vn hi vọng sẻ giúp bạn tìm kiếm được bản vẻ thiết kế đúng yêu cầu
Contents
Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống cấp thoát nước nhà tắm
Hệ thống thoát nước: Đưa nước từ các thiết bị sử dụng nước trong nhà ra bên ngoài. Hệ thống này thường gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải nhà vệ sinh và nước mưa.
Hệ thống cấp nước: Đưa nước từ bên ngoài vào, được nối liền với một đồng hồ đo nước tiêu thụ, cung cấp nước từ nguồn chính vào các thiết bị sử dụng nước trong nhà.
Yêu cầu độ dốc thoát nước tối thiểu
Yêu cầu hệ thống thoát nước bên phải phù hợp với quy hoạch thát nước trong đồ án quy hoạch xây dựng, đô thị, quy hoạch chuyên ngành thoát nước được phê duyệt
Vật liệu lắp đặt và kết cấu ống, chất lượng đạt chuẩn để đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài, ổn định dưới lòng đất, chịu được tác động của biến đổi tự nhiên, tác động đến từ nhiều yếu tố khác như ăn mòn, ô xi hóa…
Mang lưới thoát nước
Đường kính tối thiểu của ống cống thoát nước thải được áp dụng chung ở đơn vị 300mm, đối với hệ thống cống thành phố thì 400mm.
Riêng hệ thống ống cống nhà ở thì tầm 150 – 200mm
Vận tốc dòng chảy
Đối với ống thoát nước được làm bằng kim loại thì vận tốc không quá 8m/s, cống phi kim loại thì không quá 4m/s
Vận tốc dòng chảy của ống xi phông không quá nhỏ hơn 1m/s
– Vận tốc dòng chảy lớn nhất trong mạng lưới thoát nước mưa hay thoát nước chung
trong cống bằng kim loại không vượt quá 10 m/s, trong cống phi kim loại không vượt quá
7 m/s;
- Độ dốc tối thiểu của ống thoát nước là 1/D (D – Đường kính ống, đơn vị mm)
- Độ dốc của ống thoát nước mưa bên đường không nhỏ hơn 0,003
- Đối với cống có đường kính 200 – 300mm, độ đầy không quá 0,6 D;
- Đối với cống có đường kính 350 – 450 mm, độ đầy không quá 0,7 D;
- Đối với cống có đường kính 500 – 900 mm, độ đầy không quá 0,8 D;
- Đối với cống có đường kính >900mm, độ đầy không quá 0,9 D;
Việc lắp đặt ống thoát nước phải đạt yêu cầu các tiêu chuẩn trên. Nếu đường ống quá dốc sẻ ảnh hưởng không tốt đến hệ thống nước thải, có thể gây ra sự cố tắc nghẽn bởi khi độ dốc quá nhiều thì vận tốc nước thải sẻ quá nhanh cho nên khi xả nước thì phần nước sẻ đi trước phần chất thải sẻ đi sau và cuối cùng sẻ đọng lại trong đường ống gây nghẹt cống
Một điều cần quan tâm nữa là không nên đặt ống quá phẵng, như vậy sẻ khiến hệ thống thoát nước chậm, kém hiệu quả. Bạn có thể tham khảo hình ảnh dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn
Mô hình đường cấp nước khu dân cư
Sơ đồ đường nước cấp cho hộ gia đình
Sơ đồ đường nước thải nhà vệ sinh
Sơ đồ hệ thống cấp thoát nước nước tái sử dụng cho nhà dân dụng
+ Hệ thống nước tái sử dụng phải được cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống nước sạch (làm riêng). Phải có bồn cấp riêng, thoát nước riêng và được thông khí đúng cách.
+ Để tiết kiệm nước, hoàn toàn có thể dùng nước tái sử dụng cho bồn cầu (bệt xí), bồn tiểu, ngăn mùi (bẫy nước) của thoát sàn, rửa sân … Nước tái sử dụng là nước đã dùng và được thải ra từ bồn rửa mặt, bồn tắm, vòi sen, máy giặt … còn đủ sạch để sử dụng lại.
+ Bồn chứa nước tái sử dụng phải có đường ống chống tràn lắp đặt đúng qui cách để tránh dội ngược khí.
+ Cần có đường cấp nước bổ xung trong trường hợp nước tái sử dụng không đủ để cung cấp theo nhu cầu.
Lưu ý nhỏ: luôn tuân theo tuyệt đối sơ đồ cấp thoát nước cho nhà dân dụng đã vạch ra từ trước. Và hỏi ý kiến kiến trúc sư trước khi tiến hành thi công để bảo đảm không xảy ra sự cố trong quá trình thi công lắp đặt.
Bản vẽ cấp thoát nước, sơ đồ điện nước nhà tắm, sơ đồ thoát nước thải là những bản vẽ mô tả chính xác hệ thống cấp thoát nước cho gia đình, gồm nhiều chi tiết rõ ràng thể hiện:
- Chi tiết cấp thoát nước nhà vệ sinh WC: cho tất cả các tầng.
- Chi tiết các thiết bị cấp thoát nước: vật tư cần thiết…
- Mặt bằng cấp thoát nước: cho tất cả các tầng của ngôi nhà, trệt, lầu 1,2,3…mái, sân thượng…
- Sơ đồ đứng cấp thoát nước: cho tất cả các tầng của ngôi nhà, trệt, lầu 1,2,3…mái, sân thượng…
- Chi tiết các bể nước: bể nước sạch, bể tự hoại, hố ga ngăn hơi.
- Bảng thống kê: các khối lượng vật tư cần thiết.
Một số chú ý khi thiết kế đường ống nước nhà tắm
- Mặt bằng lắp đặt: mặt sàn thuận lợi cho lắp đặt đường nước nhà vệ sinh cần phải bằng phẳng, không lồi lõm hay nghiêng lún, đảm bảo việc thoát nước diễn ra tốt. Mặt sàn toilet phải có lỗ thoát nước mạnh và nên nghiêng một độ nhất định.
- Vị trí nhà vệ sinh: nên được đặt ở gần hố ga, hố nước thải và hệ thống cấp nước, cấp điện cho tòa nhà. Ở gần hệ thống cấp điện, nước giúp khi lắp đặt thiết bị vệ sinh, ta chỉ cần đấu nối đường điện và đường nước vào, rất nhanh chóng và dễ dàng.
- Khi thi công, không nên đóng đinh, khoan tường, khoan sàn nhà vệ sinh: tránh việc mũi khoan gây chập điện, hư hỏng đường dây gây rò rỉ và mất an toàn trong sử dụng, dẫn tới nguy hiểm cho chúng ta.
- Độ cao khi lắp đặt thiết bị điện hợp lý: Do nhà vệ sinh thường bị ẩm thấp, nên khi lắp đặt các thiết bị dùng điện, cần đặt ở nơi cao ráo, an toàn.
- Thiết bị điện phù hợp: Các ổ cắm, thiết bị điện cần phải có nắp đậy ngăn nước, và không được để dây điện lộ ra ngoài khi thi công lắp điện các thiết bị sử dụng điện.
Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cách thiết kế đường ống nước trong nhà tắm, giúp bạn hiểu rỏ được độ dốc thoát nước tối thiểu, từ đó đưa ra quy trình lắp đặt đúng kĩ thuật hơn.